Trầm Hương – Sản vật gắn liền với lịch sử dân tộc

Như chúng ta đã biết trầm hương được hình thành từ những cây Dó mang thương tổn. Loài cây này tiết ra chất nhựa thơm xung quanh vết thương để tự vệ. Lâu ngày tích tụ linh khí đất trời mà hình thành nên trầm. Con người đã khẳng định hương trầm là “vua của các mùi hương”. Hàng ngàn năm nay trầm được xông đốt trong các cung điện vua chúa, tại các lễ nghi thiêng liêng của các tôn giáo. Nó là “danh hương” trong các nghi lễ tôn giáo.

Trầm Hương, Sản v

ật của quốc gia

Trên thế giới trầm hương tập trung chủ yếu ở các nước Đông Nam Á. Trong đó trầm của Việt Nam được quốc tế đánh giá là tốt nhất. Điều này đã được các quốc gia khác thừa nhận qua hàng ngàn năm lịch sử. Những nghiên cứu khoa học mới đây về trầm của các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc cũng xác nhận trầm Việt Nam có những hoạt chất mà nơi khác không có. Không ngoa khi nói rằng trầm hương là sản vật quý của quốc gia.

tram-huong-viet-nam-duoc-the-gioi-cong-nhan-chat-luong-nhat
Trầm hương Việt Nam được thế giới công nhận là chất lượng nhất

Trầm Hương qua các thời kỳ phong kiến Việt Nam

Từ hơn 2000 năm trước trong các cống phẩm hàng năm của nước Nam ta cho bắc triều (Trung Quốc), trầm hương là thứ quý nhất. Tất nhiên các thầy thuốc giỏi nhất được cống theo để “hướng dẫn cách sử dụng”. Và từ đây, trầm hương đã theo con đường tơ lụa sang Trung Cận Đông, Địa Trung Hải…

Nhiều tài liệu cổ cho rằng từ những năm 206-220 trước CN đã có sự giao thoa buôn bán trầm hương giữa người Giao Chỉ (người Việt cổ) với người Hán (cổ). Vào thế kỷ III dưới triểu đại Đông Ngô, trong cuốn “những điều kỳ lạ từ miền Nam”. Tác giả Wa Zhen đã đề cập đến trầm hương được sản xuất trong bộ chỉ huy Rinan (miền Trung Việt Nam) và cách mọi người thu thập nó ở trên núi.

Từ xa xưa mùi trầm đã gắn với sự cao sang quyền quý chỉ có trong cung son điện ngọc. Trong các câu ca dao xưa thường nói đến “áo gấm xông hương” chính là những chiếc áo xông hương trầm của  giới quan lại, quí tộc. Thế kỷ thứ X, thời Vua Đinh Tiên Hoàng, các nghệ nhân đã dùng gỗ trầm hương để làm hòm gia bảo đựng áo long bào của hoàng đế.

tac-pham-dieu-khac-tu-tram-huong
Tác phẩm điêu khắc từ trầm hương của nghệ nhân Trung Quốc

Trầm Hương dưới thời nhà Nguyễn:

Vai trò Nguyễn Bỉnh Khiêm: Là người tinh thông dịch số, một nhà tiên tri nổi tiếng. Ông còn uyên thâm tri thức trầm hương. Ngoài việc tham vấn cho chúa Nguyễn Hoàng mở mang bờ cõi vào đàng trong. Ông còn truyền lại những tri thức về Trầm và cách “dụng trầm” cho chúa.

Nhà Nguyễn triều đại dụng trầm số 1:

Sau năm 1580: Nguyễn Hoàng nắm quyền kiểm soát đàng trong ( nay là các tỉnh miền Trung Việt Nam). Ông khuyến khích giao thương với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản. Kỳ nam và trầm hương được giao thương với quốc tế . 1kg kỳ nam mua tại Hội An với 30 lượng vàng có thể được bán ở Nagasaki – Nhật Bản với giá 1200 lượng vàng. Các chúa Nguyễn sớm thành lập một độc quyền hoàng gia về việc bán kỳ nam. Sự độc quyền này đã giúp tài trợ cho tài chính những năm đầu của nhà Nguyễn. Có thể coi chúa Nguyễn Hoàng như là ” thương nhân” kinh doanh trầm đầu tiên Việt Nam ta.

Kế thừa tri thức của tiền nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm truyền lại. Nhà Nguyễn đã có gần 400 năm ứng dụng trầm hương trong y học và đời sống, kể cả phục vụ quốc phòng. Đồng thời có chính sách hữu hiệu bảo vệ triệt để nguồn tài nguyên trân quý ấy. Mỗi năm chỉ duy nhất một lần, nhà Nguyễn chọn những người có hiểu biết, có tư cách để cho vào rừng khai thác trầm trong vòng 1 tháng. Luật của triều đình chỉ cho phép lấy trầm tại những cây dó đã chết rũ. Tuyệt đối cấm lấy trầm trên những cây còn sống. Có thể khẳng định nhà Nguyễn là triều đại dụng trầm số 1 trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

tram-huong-nha-nguyen
Nhà Nguyễn là triều đại dụng trầm số 1 ở Việt Nam

Trầm Hương dưới thời kỳ Pháp thuộc và chiến tranh chống Mỹ

Sau này khi người Pháp sang cai trị nước ta. Những quy định bảo vệ nguồn tài nguyên trầm hương thời nhà Nguyễn vẫn được áp dụng một cách nghiêm ngặt.Vì vậy mà các cánh rừng trầm hàng ngàn năm của ta vẫn được bảo vệ nguyên vẹn.

Cuối thế kỷ XIX: Nhà thực vật học người Pháp là Pierre đặt tên cho cây dó bầu Aquilaria crassna. Tuy nhiên nó chỉ là tên trần chưa có bảng mô tả và việc công bố chưa được chính thức hóa. Sau đó Henri Lecomte trong bộ sách “ Thực Vật Chí Đông Dương” lần đầu tiên mô tả các loài thuộc chi Aquilaria ở Đông Dương. Ông công bố chính thức trong thực vật học của Pháp năm 1914 và xếp chi này vào họ Trầm.Từ đây cây dó bầu của Việt Nam chính thức có tên khoa học đầy đủ là “Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte”.

Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, các cánh rừng miền Trung Việt Nam bị tàn phá nặng nề bởi bom đạn. Nhiều cây Dó bị thương tật mà hình thành nên trầm hương sau này.

Sau 1975:

Nhu cầu tiêu thụ của thị trường quốc tế đối với trầm hương tăng mạnh. Trầm có nhiều công dụng đặc biệt, khó có sản phẩm thay thế. Được dùng làm thuốc chữa bệnh, làm hương liệu sản xuất hoá mỹ phẩm và  tín ngưỡng – tôn giáo.

Thập niên 80 – 90 là thời kỳ mua bán trầm hương nhộn nhịp nhất, hầu hết được khai thác từ thiên nhiên. Ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác những người khai thác trầm chặt đốn bừa bãi cây Dó ở bất kỳ độ tuổi nào. Chỉ trong một thời gian ngắn làm cho cây Dó đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Trước tình trạng trên công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) can thiệp . Xếp cây dó có khả năng cho trầm hương vào loài cây hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng và nghiêm cấm khai thác buôn bán. Chính phủ VN tham gia công ước ban hành Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992. Tuy nhiên do quản lý yếu nạn khai thác lậu vẫn diễn ra đến nay. Theo ước tính, nếu như Nhà nước có biện pháp khôi phục lại những rừng cây dó. Lệnh cấm rừng được thực thi triệt để. 50 năm nữa thiên nhiên mới có thể tái tạo lại trữ lượng cây dó bằng1/4 so với trước 1975.

nhu-cau-cao-cua-quoc-te-doi-voi-tram-huong
Nhu cầu cao của quốc tế làm cho nguồn trầm hương tự nhiên ngày càng cạn kiệt

Sự ra đời của Trầm nuôi cấy ( trầm nhân tạo)

Những năm cuối thập niên 80 của thề kỷ XX. Một số người chuyên khai thác trầm hương (dân địu) ở Tiên Phước (Quảng Nam), Hoài Ân (Bình Định)…đã đưa cây dó bầu từ rừng tự nhiên về trồng ở vườn nhà . Sau đó mày mò  kích tạo trầm hương trên cây dó. Bước đầu có kết quả và từ đây cây dó được trồng mới rãi rác khắp cả nước.

Có nhiều phương pháp kích cảm tạo trầm đang được áp dụng hiện nay: gây tổn thương cơ học, phương pháp sinh học và  phương pháp sử dụng hóa chất. Mỗi phương pháp tạo trầm hương cho kết quả không giống nhau về số lượng, chất lượng, thời gian và phí tổn. Nhưng có thể khẳng định con người đã tạo được trầm hương trên cây dó là rõ ràng. Chất lượng trầm hương cấy tạo ngày càng được cải thiện, thay thế dần trầm tự nhiên.

Bài viết trên được biên soạn, tổng hợp lại từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Mong rằng qua đó giúp mọi người hiểu thêm và giá trị của trầm Việt Nam. Gắn liền với đó là những thăng trầm của lịch sử dân tộc ta .

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *